Quảng Nam: Doanh nghiệp kêu khó trong giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án phức tạp gặp nhiều trở ngại, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Quảng Nam.

Xử lý cán bộ cửa quyền, gây phiên hà công tác hành chính

Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, vừa có yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tăng cường công tác dân vận tham gia vào quá trình giải phóng mặt bằng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Theo chỉ đạo, các cơ quan cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời, việc tuyên truyền và phổ biến thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang điện tử.

Thị xã Điện Bàn là địa phương có nhiều dự án bất động sản nhất tại tỉnh Quảng Nam.

Thị xã Điện Bàn là địa phương có nhiều dự án bất động sản nhất tại tỉnh Quảng Nam.

Ông Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giới thiệu và biểu dương các cá nhân điển hình chấp hành tốt chủ trương giải phóng mặt bằng, đặc biệt đối với những dự án trọng điểm, nhằm tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng cần được thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc tiếp dân, tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân, và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, kiến nghị. Mục tiêu là bảo đảm sự công bằng, đúng quy định, tránh tình trạng khiếu kiện đông người và vượt cấp.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh việc cần tiếp tục chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật và kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức. Cần có các biện pháp kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm những hành vi cửa quyền, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời xâm phạm quyền lợi chính đáng của cộng đồng.

Các cấp, ngành và địa phương cũng được yêu cầu đẩy mạnh công tác dân vận, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa công tác dân vận của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Việc thông tin kịp thời về các công trình, dự án sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác tuyên truyền và vận động triển khai các dự án tại địa phương hiệu quả hơn.

Cuối cùng, ông Dũng đề nghị Sở Nội phối hợp với các ngành chức năng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị và địa phương, đồng thời định kỳ tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh. Sự quyết tâm trong việc này không chỉ nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án mà còn nâng cao đời sống cộng đồng, bảo đảm lợi ích cho người dân.

Doanh nghiệp khó khăn vì vướng mặt bằng dai dẳng

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Trước đó, ông Lê Tự Tâm, Chủ tịch Ban chấp hành Hội Doanh nghiệp thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã gửi phản ánh về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đến với chính quyền địa phương.

Ông cho biết, công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án phức tạp gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là do sự thay đổi trong cơ chế chính sách về bồi thường qua các thời kỳ.Các cơ quan chức năng liên quan chưa thực sự quyết liệt trong vấn đề này. 

Chẳng hạn, dù đã có quyết định cưỡng chế thu hồi đất từ năm 2022, nhưng đến nay, hồ sơ thủ tục vẫn còn kéo dài và chưa thể thực hiện được phương án cưỡng chế.

Quảng Nam: Bắt nhóm tổ chức cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép Quảng Nam: Doanh nghiệp muốn lắp rào chắn ở các đường dân sinh quanh trạm BOTQuảng Nam: Để phát sinh nợ xây dựng cơ bản, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm

Một số hộ dân bị giải tỏa trong dự án đã được chủ đầu tư bố trí đất để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, do vướng mắc trong quy trình thủ tục, lô đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trong khi đó, các hộ dân cần xây nhà để ổn định cuộc sống nhưng lại bị yêu cầu dừng thi công và chủ đầu tư bị xử phạt hành chính với số tiền lớn.

Nếu không có những cơ chế linh hoạt hơn cho những trường hợp cụ thể này, công tác giải phóng mặt bằng sẽ càng trở nên khó khăn và không nhận được sự đồng thuận từ người dân.

Một số hồ sơ pháp lý không đầy đủ, tình trạng thực tế thiếu đất so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã khiến cho việc phối hợp giải quyết giữa các đơn vị liên quan gặp khó khăn, và vẫn chưa có kết quả.

Cũng có những trường hợp, người dân đã ký chứng từ nhưng chưa nhận tiền và chưa bàn giao mặt bằng. Việc nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi hai hay nhiều dự án cùng lúc mà chưa được thực hiện đồng thời cũng gây ra khó khăn trong công tác bồi thường.

Theo đó, ông Tâm đề xuất UBND thị xã Điện Bàn cần có những hành động quyết liệt hơn trong công tác giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ dân không đồng thuận, đồng thời cần có các cơ chế hỗ trợ để giúp các hộ dân bị ảnh hưởng có nhà ở, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Qua trao đổi, nhiều chủ dự án bất động sản tại tỉnh Quảng Nam đều đồng tình rằng công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng là điểm nghẽn lớn nhất hiện nay. Do đó, cần bố trí những cán bộ có năng lực cho công tác này, đồng thời áp dụng chế độ chính sách ưu tiên, kể cả việc đưa vào cấp ủy đảng để tăng quyền hạn và trách nhiệm.

Thị xã Điện Bàn là địa phương có số lượng dự án bất động sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Từ năm 2016 đến 2021, đã có khoảng 130 dự án được phê duyệt và cấp phép, trong đó có 83 dự án thuộc Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, 20 dự án ngoài đô thị và 27 dự án ven biển.


Link nội dung: https://thuongtruong.net/quang-nam-doanh-nghiep-keu-kho-trong-giai-phong-mat-bang-a104557.html