Geely: Hành trình từ kẻ vô danh đến thế lực mới của ngành ô tô toàn cầu

Từ một nhà sản xuất xe máy nhỏ bé tại Trung Quốc, Geely đã không ngừng nỗ lực và vươn lên trở thành tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu ô tô danh tiếng, tiên phong trong lĩnh vực xe xanh, công nghệ thông minh và sở hữu hệ sinh thái đa ngành hỗ trợ cho ngành ô tô trên toàn cầu.

Khởi đầu khiêm tốn

Zhejiang Geely Holding Group Co., Ltd (Geely) là một tập đoàn ô tô tư nhân đa quốc gia của Trung Quốc được thành lập vào năm 1986 bởi ông Lý Thư Phúc.

Ít người biết rằng Geely ban đầu lại tham gia vào ngành nghề không liên quan chút nào đến ngành ô tô. Geely những ngày đầu tiên chỉ là một công ty sản xuất phụ tùng tủ lạnh trước khi chuyển sang sản xuất xe máy vào năm 1994 (nhà sản xuất xe tay ga đầu tiên của Trung Quốc) và sau đó bất ngờ rẽ sang ngành công nghiệp ô tô vào năm 1997.

Vào thời điểm đó, công ty đã hoàn thành việc xây dựng một số nhà máy cần thiết và tổ chức tài chính để gia nhập ngành ô tô và thực tế chiếc "ô tô nguyên mẫu" đầu tiên của công ty đã xuất hiện vào năm 1996.

Năm 1997, Geely trở thành công ty ô tô tư nhân đầu tiên của Trung Quốc, đồng hành với ông chủ Geely chỉ vỏn vẹn 3 kỹ sư ô tô, là người đặt những viên gạch đầu tiên cho Geely.

Sau đó, tỷ phú Lý Thư Phúc đã thành lập một liên doanh với nhà máy ở Tứ Xuyên. Ông dự định sản xuất ô tô nhưng bị từ chối. Vào thời điểm này, Lý Thư Phúc không có giấy phép cần thiết để sản xuất bất kỳ loại ô tô nào. Lý Thư Phúc một lần nữa cần sự chấp thuận từ Bộ Công nghiệp chế tạo máy (MMBI). Một năm sau, ông Lý Thư Phúc đã mua lại toàn bộ cổ phần của nhà máy Tứ Xuyên và xây dựng nhà máy Geely chính thức đầu tiên của mình tại thành phố Linhai, tỉnh Chiết Giang. Tháng 8/1998, mẫu ô tô nhỏ đầu tiên Haoqing đã được sản xuất thành công. Một năm sau, ông thành lập nhà máy ô tô Geely thứ hai tại Khu phát triển kinh tế Ninh Ba.

Geely: Hành trình từ kẻ vô danh đến thế lực mới của ngành ô tô toàn cầu- Ảnh 1.

Geely vào thời khởi nghiệp chủ yếu sản xuất các loại xe giá rẻ Geely Haoqing, Merrie, Ulion, Meirenbao, Maple, Beauty Leopard và China Dragon.

Với các mẫu xe giá rẻ, chỉ sau 3 năm, Geely đã gặt hái được thành công ban đầu khi đạt mốc bán ra 150.000 ô tô với tên thương hiệu Geely vào năm 2000 và chính thức lọt vào top nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc vào năm 2002.

Đến nay, Geely Auto đã vươn ra ngoài thị trường Trung Quốc và nằm trong top nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với doanh số năm 2024 đạt gần 3.5 triệu xe.

Các thương vụ M&A chấn động

Sau khi gặt hái thành công trong nước, Geely nuôi tham vọng vươn tầm thế giới. Thay vì đi đường dài bằng cách phát triển từ đầu, Geely chọn con đường nhanh hơn – mua lại những thương hiệu sở hữu năng lực mà họ chưa có, đặc biệt là về thiết kế, marketing và mạng lưới toàn cầu.

Geely: Hành trình từ kẻ vô danh đến thế lực mới của ngành ô tô toàn cầu- Ảnh 2.

Thương vụ Geely mua lại Volvo là cú sốc lớn với ngành ô tô toàn cầu.

Năm 2010, bước ngoặt lớn đã đến khi Geely mua lại thương hiệu Volvo từ tay Ford với giá 1,8 tỷ USD. Không chỉ cứu Volvo khỏi bờ vực phá sản, Geely còn giúp hãng xe Thụy Điển phục hưng ngoạn mục, giữ vững bản sắc châu Âu nhưng tích hợp công nghệ và nguồn lực từ Trung Quốc. Thương vụ giúp công ty mở rộng dấu ấn toàn cầu (đặc biệt là ở Châu Âu và Bắc Mỹ) và cải thiện công nghệ của mình. Đây là lần đầu tiên một nhà sản xuất ô tô Trung Quốc mua lại 100% đối thủ nước ngoài.

Geely đã mở rộng thị phần toàn cầu của Volvo mà không ảnh hưởng đến các đặc tính cốt lõi của hãng xe này, chẳng hạn như tập trung vào công nghệ an toàn. Việc mua lại đã mang lại cho Geely năng lực cốt lõi về thiết kế và tiếp thị để trở thành nhà sản xuất ô tô toàn cầu. Volvo vẫn có trụ sở tại Thụy Điển dưới sự quản lý riêng biệt với các nhà máy ở Bỉ.

Geely đã cho phép Volvo tự định hướng trong thập kỷ sau khi rời khỏi Ford. Mô hình này được Geely áp dụng cho tất cả các công ty con của Geely sau này như: Polestar, Lynk & Co, Proton, Lotus, London EV Company, Ouling Auto và Farizon. Các thương hiệu hoạt động như các bộ phận độc lập trong Geely và có được sự độc lập đáng kể.

Geely: Hành trình từ kẻ vô danh đến thế lực mới của ngành ô tô toàn cầu- Ảnh 3.

Geely liên tục mở rộng thị trường toàn cầu.

Tính đến giữa năm 2025, hiện Geely đang hoạt động tại gần 90 quốc gia với mạng lưới hoạt động bán hàng và dịch vụ tại địa phương đã được thiết lập trên khắp Trung Đông, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, Trung Á và Châu Phi.

Tăng tốc xây dựng hệ sinh thái công nghệ cao

Geely đến nay không chỉ đơn thuần đầu tư vào sản xuất xe, mà còn xây dựng toàn bộ hệ sinh thái công nghệ cao với chip bán dẫn, phần mềm, hệ điều hành thông minh, dịch vụ chia sẻ xe, vệ tinh viễn thông cho ô tô kết nối… Geely luôn đặt đổi mới công nghệ là yếu tố trọng tâm trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. Trong 10 năm qua, Geely đã đầu tư hơn 140 tỷ NDT (20 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ kỹ thuật ô tô.

Bằng chứng cho tầm nhìn và quyết tâm của Geely là các nền tảng kiến trúc khung gầm CMA, BMA, SPA và SEA, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Geely trong việc phát triển các giải pháp di chuyển sáng tạo và hiệu quả.

Geely: Hành trình từ kẻ vô danh đến thế lực mới của ngành ô tô toàn cầu- Ảnh 4.

Geely tự phát triển và làm chủ nhiều kiến trúc khung gầm.

Geely đã thành lập rất nhiều các trung tâm R&D và thiết kế trên toàn cầu tại Thượng Hải, Hàng Châu, Ninh Ba, Gothenburg, Coventry, California, Frankfurt, v.v…, với hơn 30.000 nhân viên R&D và hơn 32.000 bằng sáng chế. Trong tương lai, Geely Auto sẽ tận dụng hệ thống chiến lược toàn cầu toàn diện của mình bao gồm 5 trung tâm thiết kế toàn cầu, 5 trung tâm R&D, 5 khu vực thử nghiệm, 5 nền tảng công nghệ năng lượng và 5 hệ sinh thái AI để tăng cường hơn nữa việc lập kế hoạch sản phẩm, mở rộng thị trường, phát triển kênh và triển khai nhà máy CKD.

Geely hiện vận hành các nhà máy sản xuất xe và hệ thống truyền động đẳng cấp thế giới tại Trung Quốc, Mỹ, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Bỉ và Malaysia, đồng thời sở hữu mạng lưới bán hàng và dịch vụ trên toàn thế giới bao gồm hơn 4.000 chi nhánh.

Geely: Hành trình từ kẻ vô danh đến thế lực mới của ngành ô tô toàn cầu- Ảnh 5.

Tháng 09/2024, Geely đã phóng thành công 30 vệ tinh quỹ đạo thấp lên bề mặt Trái đất, phủ sóng 90% địa cầu với dịch vụ liên lạc 24/7. Theo kế hoạch, con số sẽ tăng lên 72 vệ tinh vào cuối 2025 và hướng tới phát triển mạng lưới 6.000 vệ tinh để cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc di động và tín hiệu băng thông rộng tốc độ trên toàn cầu.

Geely cũng đưa ra nhiều cải tiến công nghệ đáng chú ý, bao gồm các giải pháp tối ưu hóa động cơ và hệ thống truyền động, giúp giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu suất xe. Tập đoàn này cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các hệ thống an toàn tiên tiến. Geely cũng không ngừng đổi mới trong các dòng xe hybrid và động cơ đốt trong, nơi công ty chú trọng vào việc

Geely hiện trở thành đối thủ đáng gờm của những ông lớn trong ngành ô tô trong cuộc đua tương lai. Geely cũng có thể coi là một hình mẫu, một câu chuyện đầy cảm hứng cho các công ty mới nổi mang theo tham vọng vươn ra toàn cầu.

Link nội dung: https://thuongtruong.net/geely-hanh-trinh-tu-ke-vo-danh-den-the-luc-moi-cua-nganh-o-to-toan-cau-a136697.html