Cảng biển Trần Đề hứa hẹn mở lối phát triển chuỗi giá trị sản xuất - logistics - thương mại, đồng thời tạo lực đẩy cho hạ tầng đô thị và bất động sản trong khu vực.
Đòn bẩy xuất khẩu cho vựa nông sản lớn nhất cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu được xem là “vựa nông sản” lớn nhất cả nước, đóng góp xấp xỉ 31% GDP toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nghịch lý lớn nhất là hơn 70% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng hiện vẫn phải vận chuyển bằng đường bộ lên cụm cảng TP.HCM hay Cái Mép - Thị Vải, gây lãng phí thời gian, tăng chi phí logistics và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Để tháo gỡ nút thắt này, Trung ương đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho ĐBSCL. Trong đó, cảng biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng cũ, nay thuộc TP Cần Thơ) là tâm điểm đáng chú ý. Cảng được quy hoạch là cảng đặc biệt cấp quốc gia, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 tấn, đóng vai trò cửa ngõ xuất khẩu và trung tâm logistics biển của toàn vùng.
![]() |
Cảng biển Trần Đề có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 tấn. |
Tháng 5, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 590/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, cảng biển Sóc Trăng gồm 3 khu bến Kế Sách, Đại Ngãi và Trần Đề cùng các bến phao, khu neo đậu tàu thuyền... Khu bến Trần Đề được xem là trung tâm, với quy mô 2-4 cầu cảng ngoài khơi.
Lợi thế nổi bật của cảng Trần Đề là vị trí địa lý chiến lược, nằm ngay cửa sông Hậu - tuyến thủy huyết mạch của ĐBSCL, giúp rút ngắn 80-100 km so với hành trình trung chuyển qua TP.HCM.
Cảng biển quốc tế Trần Đề được kết nối đa phương thức với các tỉnh trong vùng qua mạng lưới hạ tầng đã và đang hoàn thiện, giúp liên kết hiệu quả giữa vùng nguyên liệu, khu công nghiệp cùng trung tâm tiêu thụ.
Sức hút từ đô thị giao thương đông Cần Thơ
Không chỉ đóng vai trò chiến lược với toàn vùng, cảng Trần Đề còn tạo lực đẩy mạnh mẽ cho TP Cần Thơ sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Là cực tăng trưởng năng động hàng đầu khu vực Tây Nam Bộ, TP Cần Thơ mới đang hội tụ nhiều điều kiện để thu hút dòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực thương mại, logistics, công nghiệp công nghệ cao và bất động sản đô thị.
Đặc biệt, khu vực phía đông Cần Thơ đang nổi lên như một trung tâm giao thương và đầu tư mới của thành phố. Lợi thế “cận cảng - cận cao tốc - cận trung tâm” đang giúp phía đông Cần Thơ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ các nhà phát triển bất động sản.
Nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1A, Vạn Phát Velora sở hữu vị trí chiến lược là đô thị giao thương phía đông Cần Thơ, cách cảng Trần Đề và trung tâm TP Cần Thơ khoảng 30 phút di chuyển. Trên diện tích 38,3 ha, Vạn Phát Velora được quy hoạch bài bản, khai thác tối đa lợi thế cảnh quan sông nước với hệ thống mảng xanh, kênh 30 Tháng 4 và tuyến thủy lợi bao quanh, tạo nên môi trường sống trong lành, thư thái giữa lòng đô thị đang phát triển.
![]() |
Vạn Phát Velora được quy hoạch với nhiều mảng xanh và tận dụng lợi thế sông nước. Ảnh phối cảnh. |
Thạc sĩ Trương Anh Tú của Trường Solvay - chuyên gia bất động sản có nhiều năm nghiên cứu thị trường tại ĐBSCL - nhận định sau sáp nhập, Cần Thơ với định hướng phát triển vươn ra biển và cú hích từ cảng Trần Đề đang mở ra không gian tăng trưởng mới. Những dự án gần cảng, kết nối hạ tầng tốt, sở hữu pháp lý minh bạch và mặt bằng giá hợp lý như Vạn Phát Velora hứa hẹn hưởng lợi rõ rệt trong làn sóng dịch chuyển đầu tư.
Hiện nay, Vạn Phát Velora giới thiệu các sản phẩm đất nền, nhà phố và biệt thự với diện tích linh hoạt từ 100m2 đến gần 200 m2, đáp ứng đa dạng nhu cầu từ an cư lâu dài tới đầu tư sinh lời. Dự án đã hoàn tất pháp lý, sở hữu sổ hồng riêng từng nền, được đánh giá cao về tính minh bạch và khả năng thanh khoản. Trong bối cảnh giá đất khu vực được dự báo tăng mạnh sau quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, Vạn Phát Velora mở ra cơ hội sở hữu tài sản giá trị và tiềm năng sinh lời cho nhà đầu tư.
Với lợi thế “đi trước một bước” về hạ tầng, chính sách và quy hoạch, phía đông Cần Thơ đang dần định hình vai trò là tâm điểm mới trong bản đồ phát triển đô thị - logistics - bất động sản của ĐBSCL. Khi cảng biển quốc tế Trần Đề đi vào hoạt động, hệ thống giao thông liên vùng được hoàn thiện cùng làn sóng đầu tư tiếp tục đổ về, khu vực này không chỉ là điểm trung chuyển hàng hóa chiến lược, mà còn trở thành nơi đáng sống, đầu tư cho cư dân và doanh nghiệp trong kỷ nguyên phát triển mới.
Link nội dung: https://thuongtruong.net/cang-bien-tran-de-don-bay-de-can-tho-but-toc-a136958.html