Hàng trăm nghìn tấn hàng giá rẻ từ Lào, Trung Quốc vừa đổ bộ Việt Nam: Sắp chịu thuế GTGT 5%, là 'cứu tinh' của nông sản Việt

20/04/2025 12:32

Mỗi năm Việt Nam đang tiêu thụ đến hàng chục triệu tấn mặt hàng này.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 483.000 tấn với trị giá hơn 144 triệu USD, giảm 1,7% về lượng nhưng tăng 2,1% về kim ngạch so với tháng trước đó.

Lũy kế trong 3 tháng đầu năm nước ta đã nhập khẩu hơn 1,3 triệu tấn phân bón, trị giá hơn 430 triệu USD, tăng mạnh 20,5% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với quý 1/2024.

Giá bình quân 318 USD/tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về thị trường, phân bón của Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với hơn 581.000 tấn, trị giá hơn 144 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 39% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2024. Giá cũng tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước, đạt bình quân 249 USD/tấn.

Hàng trăm nghìn tấn hàng giá rẻ từ Lào, Trung Quốc vừa đổ bộ Việt Nam: Sắp chịu thuế GTGT 5%, là 'cứu tinh' của nông sản Việt- Ảnh 1.

Nga là nhà cung cấp lớn thứ 2 cho Việt Nam với hơn 142.000 tấn, trị giá hơn 82 triệu USD, tăng 1,2% về lượng, nhưng giảm 1,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình 581 USD/tấn, tương đương mức giảm gần 3%.

Đứng thứ 3 trong số các thị trường là Lào với hơn 101.000 tấn, trị giá hơn 26 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 16,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2024. Giá bình quân 260 USD/tấn, tương đương mức giảm 4%.

Phân bón là loại vật tư nông nghiệp quan trọng số 1 đối với sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành của trồng trọt, trong khi ngành trồng trọt hiện đang chiếm từ 64-68% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp.

Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 10,5 - 11 triệu tấn các loại. Trong đó: urea khoảng 1,6- 1,8 triệu tấn; DAP khoảng 0,9 đến 1 triệu tấn; SA 0,8 – 0,9 triệu tấn, Kali 0,9 – 1 triệu tấn, phân chứa lân các loại trên 1,2 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,5- 4 triệu tấn…

Về thuế nhập khẩu phân bón hiện tại, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành là 0 – 6% (tùy mã HS). Các loại phân bón phổ biến được áp thuế nhập khẩu như sau: Phân đạm UREA thuế nhập khẩu là 6%; Phân SA thuế 0%; Phân lân thuế 6%; Phân Kali clorua thuế 0%; Phân Kali sulphate thuế 0%; Phân DAP thuế 6%; Phân MAP thuế 0%; Phân NPK thuế 6%. Trong đó, nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo hiệp định.

Chính vì vậy vào cuối năm 2024, Luật Thuế GTGT (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Một trong những điểm mới của luật này là phương án áp thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón được các chuyên gia đánh giá giúp bảo đảm cạnh tranh giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu.

Các chuyên gia giải thích rằng theo cấu trúc thị trường phân bón hiện tại (tiêu thụ phân bón sản xuất trong nước chiếm trên 70%, tiêu thụ phân bón nhập khẩu chiếm dưới 30%) sẽ cho phép doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước dẫn dắt điều chỉnh mặt bằng giá trị thị trường phân bón. Khi giá thành phân bón sản xuất trong nước giảm, giá bán phân bón sản xuất trong nước có dư địa giảm, sẽ tạo tác động dẫn đến các nhà nhập khẩu phân bón cũng sẽ phải giảm giá bán phân bón nhập khẩu theo mặt bằng thị trường, đem lại lợi ích lớn cho người nông dân.

Bạn đang đọc bài viết "Hàng trăm nghìn tấn hàng giá rẻ từ Lào, Trung Quốc vừa đổ bộ Việt Nam: Sắp chịu thuế GTGT 5%, là 'cứu tinh' của nông sản Việt" tại chuyên mục Xu hướng - Tiêu dùng. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline 0903 78 12 09 hoặc gửi email về địa chỉ: phutrachnoidung@gmail.com